Chào Mừng bạn đến với Tài Năng Âm Nhạc Nhí

Home / Chương Trình Truyền Hình / Có ngôn tình nửa mùa hoặc “dựa hơi” vào sự nổi tiếng! – Phim Hot

Có ngôn tình nửa mùa hoặc “dựa hơi” vào sự nổi tiếng! – Phim Hot

Có rất nhiều người cho rằng, ở thời điểm hiện tại, nếu không phải cốt truyện đậm chất ngôn tình, thì dàn diễn viên xinh đẹp sẽ kéo lại được thành công cho bộ phim và ngược lại. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Đã có biết bao bộ phim áp đúng công thức ấy, nhưng không những không thành công, mà còn trở thành thảm hoạ phim Việt.

“Nàng Men Chàng Bóng” – Nếu là thảm hoạ thứ hai thì không phim nào đủ tầm ở vị trí đầu bảng

Đã hơn 5 năm kể từ ngày Nàng Men Chàng Bóng được chiếu, thế nhưng đến giờ, đây vẫn được xem là một thảm hoạ khó quên của điện ảnh Việt. Ngoài dàn diễn viên có vẻ sáng giá, thì bộ phim không hề có một chút ấn tượng tốt nào với khán giả. Đây là bộ phim kệch cỡm đến lố bịch và được ví như cái tát chí mạng vào điện ảnh Việt trên con đường đi đến trái tim khán giả.

Trailer Nàng Men Chàng Bóng

Nội dung phim xoay quanh chuyện tình của hai nhân vật Út Chót (Đinh Ngọc Diệp) và Ẽo Ợt (Ngô Kiến Huy) sống tại miền Tây sông nước. Út Chót là một “đả nữ” không ngại trời đất, trái lại thì Ẽo Ợt lại là một “bóng lộ” điệu đà. Chỉ cần nghe đến đây thôi thì kể cả có cái tên Đinh Ngọc Diệp, Ngô Kiến Huy hay bất cứ diễn viên đình đám nào thì Nàng Men Chàng Bóng cũng không thể níu được khán giả, vì bộ phim quá vô lý.

Bằng chứng cho công thức phim Việt thất bại: Có ngôn tình nửa mùa hoặc dựa hơi vào sự nổi tiếng! - Ảnh 2.

Khoảng thời gian 2012 chính là thời điểm cộng đồng LGBT đang cố gắng hết sức để cái nhìn của xã hội về họ được rộng mở hơn, thì bộ phim lại như một sự trêu ngươi và đạp lên những nỗ lực của họ. Phim từ chỗ vô lý trong thuyết “uốn cong thành thẳng” đã dẫn đến vô duyên trong việc lấy hình ảnh của người đồng tính để tạo tiếng cười, thậm chí vô văn hoá khi sử dụng hình ảnh của họ để mua vui.

Bằng chứng cho công thức phim Việt thất bại: Có ngôn tình nửa mùa hoặc dựa hơi vào sự nổi tiếng! - Ảnh 3.

Và điều đáng nói hơn nữa, đó là việc hai diễn viên Đinh Ngọc Diệp và Ngô Kiến Huy đã chọn nhầm “điểm rơi”. Sau sự kết hợp với đạo diễn Charlie Nguyễn trong Cưới Ngay Kẻo Lỡ, cô nàng đã chọn được một vị trí tốt trong thị trường điện ảnh, thế rồi cô lại tự nhảy khỏi vị trí đó ngay với Nàng Men Chàng Bóng. Còn Ngô Kiến Huy, những điệu bộ và cử chỉ của anh rất phù hợp và được đánh giá khá cao, nhưng chọn một điểm xuất phát trong điện ảnh như vậy, có lẽ không phải điều anh chàng từng hy vọng.

“Chơi Thì Chịu” – Chịu thua diễn xuất dù nội dung khá nhân văn

Giữa những bộn bề của lừa lọc trong cuộc sống, Chơi Thì Chịu được khán giả kì vọng khá nhiều vì cốt truyện có tình người. Thế nhưng hy vọng lắm thì thất vọng nhiều. Mặc dù nội dung phim rất hợp tình, hợp lý, nhưng cảm xúc để lại trong khán giả chỉ là đã lỡ đi xem thì phải chịu thôi.

Phim là câu chuyện xung quanh Trường (Trương Thế Vinh) và Thy (Kim Tuyến) với motif cưới giả yêu thật, cốt đám cưới ban đầu chỉ để nhận trách nhiệm sau cuộc tình một đêm. Thực ra đây là một kiểu nội dung không mới, thời điểm 7-8 năm trước, đây từng là vấn đề thu hút khán giả. Chơi Thì Chịu hoàn toàn có thể kéo lại thời hoàng kim đó quay lại nhưng phim đã bỏ lỡ những cơ hội tốt.

Bằng chứng cho công thức phim Việt thất bại: Có ngôn tình nửa mùa hoặc dựa hơi vào sự nổi tiếng! - Ảnh 4.

Về diễn xuất, Trương Thế Vinh vốn từ đầu đã không gây được hứng thú cho khán giả bởi cách thoại quá khô cứng của anh. Không biết có phải do ảnh hưởng từ bạn diễn hay không mà Kim Tuyến cũng đơ lạ. Vốn đã quen mặt với những vai diễn tình cảm trên màn ảnh, chưa bao giờ cô khiến người xem phải bất ngờ đến thế. Những cái khóc, cười mà Kim Tuyến thể hiện không tạo được sự chân thật. Thế nên từ một nhân vật đáng lẽ sẽ nhận được sự đồng cảm sâu sắc, Kim Tuyến lại khiến người ta tức anh ách vì cứ đẩy nhân vật khác tránh xa mình theo một cách rất tiểu thư.

Bằng chứng cho công thức phim Việt thất bại: Có ngôn tình nửa mùa hoặc dựa hơi vào sự nổi tiếng! - Ảnh 5.

“Hoa Cỏ May 3” – Phản hồi đã ít, lại còn toàn là chê bai

Hoa Cỏ May 3 là một bộ phim đặc biệt. Nó may mắn được thừa hưởng sự công nhận về thành công của khán giả từ hai phần trước. Vì lẽ đó nên khi Hoa Cỏ May 3 còn chưa lên sóng đã được đón nhận rầm rộ. Lứa U30, thậm chí U40 thì muốn trở lại thanh xuân với những kỉ niệm thời học trò tươi đẹp, còn U20 thì lại mong được xem trước xem tương lai mấy năm tới sẽ ra sao.

Bằng chứng cho công thức phim Việt thất bại: Có ngôn tình nửa mùa hoặc dựa hơi vào sự nổi tiếng! - Ảnh 6.

Dàn diễn viên trong Hoa Cỏ May 3

Nhưng Hoa Cỏ May 3 không đem tới cho khán giả những gì họ hy vọng. Phần ba dường như không có mối liên hệ với những phần trước về mọi thứ. Giá mà Hoa Cỏ May cứ kết thúc đầy hụt hẫng ở phần hai có lẽ sẽ tốt hơn việc khép lại trong bực bội ở phần ba này.

Bằng chứng cho công thức phim Việt thất bại: Có ngôn tình nửa mùa hoặc dựa hơi vào sự nổi tiếng! - Ảnh 7.

Đánh giá của khán giả trên fanpage

Bằng chứng cho công thức phim Việt thất bại: Có ngôn tình nửa mùa hoặc dựa hơi vào sự nổi tiếng! - Ảnh 8.

Thở phào vì phim kết thúc

Bằng chứng cho công thức phim Việt thất bại: Có ngôn tình nửa mùa hoặc dựa hơi vào sự nổi tiếng! - Ảnh 9.

Không chỉ dừng lại ở việc tệ trong nội dung, mà đến chuyện nhân vật cũng khiến khán giả bối rối. Môt combo những điều tệ hại càng khiến bộ phim đi xuống. Những cái tên “vang bóng một thời” như Vi Cầm, Hồ Ngọc Hà đã không còn xuất hiện nữa. Việc lồng tiếng thì chẳng khác gì lồng tiếng phim hoạt hình, rồi phim được chiếu đúng giờ vàng như thể “ép” khán giả phải xem.

Kết

Một bộ phim hay chắc chắn không cần dựa hơi tên đạo diễn hay diễn viên, không cần đi theo một lối mòn tư duy, càng không cần nhờ sự thành công từ những phần trước để đến được với khán giả. Hy vọng trong thời gian tới, với Cả Một Đời Ân Oán, Quỳnh Búp Bê hoặc Ngày Ấy Mình Đã Yêu,… nền điện ảnh nước nhà sẽ được khán giả đón nhận và một lần nữa lên được đỉnh cao như thời gian mà Người Phán Xử hay Sống Chung Với Mẹ Chồng lên sóng.

About trieunguyen1805

Leave a Reply

Scroll To Top